Dịch vụ đánh giá rủi ro về Thuế của FLY-UP
Bản chất của đánh giá rủi ro thuế là tìm ra “các hạt giống xấu” để loại trừ nó kịp thời và nhân giống những hoạt động đem lại lợi nhuận cao.
Bản chất của đánh giá rủi ro thuế
Việc đánh giá RỦI RO THUẾ là TÌM RA vấn đề, ƯỚC TÍNH mức thiệt hại và tìm ra HƯỚNG ĐI đúng đắn trong tương lai. Nhưng rất nhiều doanh nghiệp từ khi mới thành lập tới nay, họ tập trung quá nhiều vào dòng tiền, lợi nhuận mà vô tình lờ đi việc đánh giá rủi ro, đến mức không biết Doanh nghiệp mình đang nằm trong “nấc thang” nào trong bộ chỉ số đánh giá rủi ro của cơ quan thuế.
Chỉ đến khi nút “báo động đỏ” được bật lên với mức phạt lên đến cả TỶ ĐỒNG tiền thuế mới thu hút sự chú tâm của họ. Một trong số những rủi ro thuế khiến doanh nghiệp “điêu đứng” đó là:
- Thay đổi kế toán liên tục: Dẫn đến việc bàn giao số liệu, hồ sơ nị thiếu hụt, không đầu không đuôi. Do cách thực hiện của mỗi kế toán một kiểu, không có sự thống nhất dữ liệu dẫn đến rủi ro bị loại trừ.
- Rủi ro tiềm ẩn trên báo cáo tài chính như: Tồn kho quá lớn, tiền mặt lớn, vốn điều lệ lớn hơn nhu cầu sử dụng lớn hơn cả doanh thu, thu trước của khách hàng, còn nợ nhà cung cấp quá lớn. Số nhân viên trên bảng lương hoặc bảng quyết toán thuế TNCN lớn hơn số nhân viên đóng bảo hiểm.
Rủi ro về xuất hóa đơn có giá thấp hơn giá bán thật hoặc giá thị trường, do khách hàng chuyển tiền vào tài khoản nhưng không xuất hóa đơn, hoặc xuất hóa đơn sai thời điểm, không xuất ngay khi nhận tiền mà xuất sau khi nhận (thường gặp ở các doanh nghiệp đào tạo). Mua hàng vào lớn nhưng không xuất hóa đơn bán, do không xuất hóa đơn đầu ra nhiều nên không kê khai hóa đơn đầu vào.
Những rủi ro trên được coi là những “vết thương” chung nhất. Tuy nhiên mỗi ngành nghề lại có những “nhát dao” chí mạng riêng. Như thương mại rủi ro là “Giá bán không đồng nhất, thấp hơn giá thị trường, bỏ quên việc xuất hóa đơn đối với khách không lấy hóa đơn…Ngành sản xuất vấn đề lớn nhất là “Giá thành”, không tính được giá thành sản phẩm. Nguyên liệu đưa vào giá thành không đồng nhất, không chứng minh được hao phí, giá thành cao hơn giá bán. Ngành xây dựng “không đủ hồ sơ nghiệm thu, không có căn cứ để xuất hóa đơn, nhân công thuê ngoài không đóng bảo hiểm, không trích thuế TNCN, không trích hợp đồng hồ sơ thanh toán ….
Nếu các rủi ro trên không được kịp thời khắc phục. Doanh nghiệp sẽ bị truy thu, mức phạt sẽ là rất lớn, còn chưa kể số thuế phát sinh chậm nộp, lãi mẹ đẻ lãi con dồn tích qua nhiều năm. Kế tiếp là bị ấn định thuế khi sổ sách không đủ chứng minh số liệu kế toán, lúc này cơ quan thuế không soát xét nữa mà thẳng tay ấn định thuế trên doanh thu luôn, thường sẽ rơi vào 20 – 25%/ doanh thu. Con số bị truy thu + ấn định có thể sẽ lên đến cả TỶ ĐỒNG, trường hợp nặng hơn sẽ bị chuyển sang mức hình sự. Tất cả những hậu quả của việc Doanh nghiệp bị truy thu thuế sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, tính minh bạch của BCTC không đủ điều kiện vay vốn hoặc kêu gọi đầu tư.
Với những lý do trên, dịch vụ đánh giá rủi ro Thuế các năm của FLY-UP, sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá rủi ro Thuế, kịp thời sửa chữa, khắc phục, ước tính số thuế GTGT không được khấu trừ, ước tính mức truy thu các loại thuế TNDN, TNCN, đánh giá mức độ rủi ro của hệ thống kế toán thuế. Từ đó đưa ra các mức phát, hướng giải quyết số liệu cũ để không phạm phải sai lầm cũ.
Để đánh giá được toàn vẹn rủi ro về Thuế, FLY-UP sẽ giúp Doanh nghiệp
- Đánh giá tính hợp lý giữa BCTC với các tờ khai thuế, đánh giá tính đầy đủ của hệ thống tờ khai, báo cáo số thuế đã nộp theo quy định của luật thuế và đặc điểm kinh doanh của Doanh nghiệp.
- Đánh giá các chỉ tiêu trên BCTC đã nộp và chỉ ra các rủi ro, ước tính rủi ro đưa ra các biện pháp xử lý khắc phục.
- Đánh giá quy trình làm việc của kế toán thuế để xác định khả năng rủi ro có thể xảy ra trong sổ sách chi tiết.
- Đánh giá sự phù hợp và đầy đủ của hệ thống quy định, quy chế nội bộ để có thể bảo vêh được các chi phí thuế hay không.
- Đánh giá phần mềm kế toán doanh nghiệp đang sử dụng hạch toán kế toán thuế để đưa ra ý kiến về sự phù hợp của phần mềm với DN, về sự tối ưu hiệu suất làm việc của kế toán thuế.
- Đánh giá việc lưu trữ, bảo vệ và sử dụng dữ liệu kế toán phần cứng và phần mềm có đảm bảo an toàn, bảo mật hay không.
- Tư vấn về các vấn đề kế toán thuế và nhân sự thực hiện sau khi đánh giá rủi ro.
Cam kết của FLY-UP
- Đưa ra được danh mục nguy cơ rủi ro về hệ thống sổ sách thuế, ước tính số thuế GTGT không được khấu trừ/hoàn, ước tính thiệt hại khi bị truy thu các loại thuế TNDN, thuế TNCN, các loại thuế khác, BHXH, các mức phạt vi phạm hành chính… (nếu có).
- Hướng xử lý và phương pháp xử lý, chi phí xử lý các rủi ro về sổ sách thuế đã phát hiện ra trước khi cơ quan thuế xuống quyết toán.
- Tài liệu hướng dẫn lưu trữ an toàn, bảo mật cho dữ liệu tài chính kế toán
- Hướng dẫn ban lãnh đạo kiểm soát BCTC cơ bản trước khi nộp cho cơ quan thuế.
Điểm khác biệt về dịch vụ đánh giá rủi ro thuế của FLY-UP
- Hiểu sâu các vấn đề của lãnh đạo và nhân viên: Chúng tôi HIỂU SÂU SẮC các vấn đề của nhân viên, cũng như các ban lãnh đạo để có thể đưa ra một chiến lược đánh giá rủi ro thuế thuyết phục đem lại hiệu quả cao.
- Đội ngũ chuyên môn có kinh nghiệm lâu năm: Họ không chỉ nghiên cứu chuyên sâu về lý thuyết mà còn dày dạn kinh nghiệm thực tế về chủ đề mà họ phụ trách.
Phương thức thực hiện khác biệt với 3 cấp kiểm soát:
- Cấp 1: Các chuyên viên tối thiểu 3 năm trực tiếp thực hiện.
- Cấp 2: Cấp quản lý trên 10 năm kinh nghiệm kiểm tra lại số liệu chuyên viên thực hiện.
- Cấp 3: Giám đốc nghiệp vụ đưa ra giải pháp cho các vấn đề.
Luôn có thư tư vấn (bằng chứng, sai sót, theo quy định nào, số rủi ro ước tính, đưa ra giải pháp tổng thể.
- Hỗ trợ trước – trong và sau dịch vụ: FLY-UP cam kết đồng hành cùng các doanh nghiệp xử lý tận gốc mọi vấn đề và phát triển các giải pháp doanh nghiệp đến khi doanh nghiệp nhìn thấy sự thành công và bắt đầu thích nghi với những thay đổi mới.
- Chính xác: Đảm bảo tuân thủ đúng và đủ các chuẩn mực kế toán hiện hành, quy định pháp luật tài chính, vay vốn. Cam kết mang đến lợi ích, hạn chế mọi rủi ro pháp lý có thể xảy ra với doanh nghiệp
- Tiết kiệm chi phí: Tiết kiệm chi phí tuyển dụng, đào tạo nhân sự.Tối ưu các chi phí cho hoạt động cấu trúc bộ máy tài chính giúp doanh nghiệp có thể tập trung mọi nguồn lực tài chính vào việc phát triển.
- Nhanh chóng và kịp thời: Bám sát thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh để đề xuất phương án hiệu quả, toàn diện, nhanh chóng với mọi thay đổi của doanh nghiệp.Tương tác, tư vấn kịp thời trong suốt quá trình doanh nghiệp dịch vụ.
- Bảo mật: FLY-UP cam kết bảo mật tuyệt đối thông tin khách hàng.
Quy trình thực hiện dịch vụ đánh giá rủi ro thuế tại FLY-UP
- Bước 1: Ký thoả thuận bảo mật
- Bước 2: Gửi đề xuất cung cấp để đánh giá
- Bước 3: Đánh giá
- Bước 4: Gửi thư tư vấn kết quả đánh giá kèm hướng giải quyết các sai sót
- Bước 5: Giải thích cho DN về các kết quả đánh giá
Một số thông tin giúp Doanh nghiệp hiểu hơn về rủi ro Thuế
Vì sao cần phải rà soát rủi ro Thuế?
Thực tế hiện nay, sau mỗi đợt thanh tra, kiểm tra thuế, các Doanh nghiệp thường phải nộp một số tiền rất lớn đối với khoản tiền thuế truy thu và tiền phạt do khi kê khai thuế nhưng lại chưa nắm rõ các quy định dẫn đến kê khai thiếu, sai quy định. Bộ máy lãnh đạo Doanh nghiệp thì cũng không nắm rõ nhân sự kế toán của mình có làm đúng hay không dẫn tới việc không lường trước được rủi ro về thuế của doanh nghiệp mình. Cụ thể, nếu:
- Bị truy thu phạt, phạt hành chính là mỗi hành vi tối thiểu là 5 triệu, có hành vi lên đến 20tr. Nộp chậm là 0.03%/ngày kể từ ngày phát sinh thuế truy thu. 20% trên số thuế nộp thiếu, hành vi kê khai thiếu là 5 triệu. Mức truy thu lớn, tiền phạt nhiều hơn tiền thuế….Ví dụ: Nộp thiếu 100tr +0.03%/ngày, lãi mẹ đẻ lãi con + 20% + 5% kê khai thiếu, cứ dồn qua nhiều năm. 100tr nhiều hành vi + tiền phạt lớn hơn tiền thuế, mức truy thu rất lớn.
- Ấn định thuế, sổ sách không đủ chứng minh các số liệu kế toán, nên họ sẽ không soát cũng như kiểm tra thanh tra sổ sách nữa mà họ ấn định thuế trên doanh thu, tức là ấn định 20 – 25%/doanh thu, rất là nặng.
- Mức trốn thuế trên 700tr sẽ bị chuyển sang hình sự
Những Doanh nghiệp nào nên thực hiện đánh giá rủi ro thuế
- Doanh nghiệp có biến động doanh thu bất thường trong 3 năm liền kề hoặc 3 năm lỗ liên tiếp.
- Doanh nghiệp có doanh thu nhỏ hơn giá trị hàng nhập (lãi gộp âm), hàng tồn kho tăng đều mà hàng nhập cũng tăng đều
- Có tài khoản “phải thu khách hàng” dư Có liên tục qua các năm -> rủi ro xuất hoá đơn không đúng thời điểm
- Có các chỉ tiêu doanh thu, lương, thanh toán tiền hàng không khớp báo cáo lưu chuyển tiền tệ ở mức độ lớn (chênh lệch lớn không giải thích được)
- Doanh thu và thu nhập khác chênh lệch nhiều so với tờ khai thuế giá trị gia tăng không giải thích được.
- Lãi gộp 3 năm liên tục biến động bất thường (trong khi ngành nghề kinh doanh không có thay đổi lớn).
5 loại rủi ro về thuế mà doanh nghiệp thường hay gặp phải
Dựa trên bộ chỉ số đánh giá rủi ro người nộp thuế, có 5 rủi ro thuế đều tồn tại ở tất cả loại hình doanh nghiệp, cho dù là mô hình công ty sản xuất, thương mại dịch vụ, xây dựng, bất động sản hay chứng khoán … Đó là các rủi ro về:
- Rủi ro kế toán: Đây là rủi ro chung nhất khi buộc doanh nghiệp phải chứng minh được tính hợp lý thực tế các chứng từ phát sinh. Trên sổ kế toán tồn đọng một khoản CÔNG NỢ ẢO không phải trả người bán và không rõ nhà cung cấp là ai, rồi tự ý đưa vào thu nhập khác mà không có bất cứ một giải trình nào hợp lý với cơ quan thuế -> khả năng cao doanh nghiệp sẽ bị ấn định một số thuế không hề nhỏ.
- Rủi ro giao dịch: Đây là một rủi ro rất lớn và thường xuyên gặp ở tất cả mọi loại hình Doanh nghiệp. Ở các Doanh nghiệp có doanh thu từ 1000 tỷ trở lên, cơ quan thuế không bắt chi phí quá nhiều, mà tập trung sang các chương trình về giá của họ như (khuyến mãi, chiết khấu, các chương trình không tên…). Việc chứng minh giá bán của mình trong kỳ quyết toán thuế nó KINH KHỦNG hơn rất nhiều so với việc bắt chi phí.
- Rủi ro nghiệp vụ: Rủi ro này dễ xảy ra khi kế toán phải hạch toán một nghiệp vụ mà mình chưa gặp bao giờ, dẫn tới tự tham khảo các nguồn rồi tự xứ lý, tệ hơn là không biết đúng hay sai. Rủi ro nếu sai cơ quan thuế không bắt, nhưng nghiệp vụ đó lặp lại ngày càng nhiều hơn sẽ tích hợp thành một sai phạm khổng lồ.
- Rủi ro danh tiếng: Hay còn được hiểu ngầm về độ uy tín của một doanh nghiệp, ví dụ một công ty mất đi tính thanh khoản thì ưu tiên đầu tiên của họ là trả nợ cho ngân hàng, ưu tiên thứ hai là trả nợ cho nhà cung cấp và nhân viên. Hoặc có tỷ lệ thuế/doanh thu rất thấp so với bình quân ngành trong khi doanh thu lớn mà đóng thuế ít rõ ràng sự minh bạch về thuế đang có vấn đề.
- Rủi ro tuân thủ: Nếu doanh nghiệp không đủ tuân thủ chứng minh tính hợp lý của chi phí thì sẽ bị dính ngay tới rủi ro về thuế. Tính hợp pháp của chi phí được thể hiện qua: thực tế phát sinh, hoá đơn chứng từ, chi phí đó phục vụ cho kinh doanh, không nằm trong chi phí bị khống chế, không nằm trong chi phí không được trừ…
Liên hệ Dịch vụ đánh giá rủi ro về Thuế FLY-UP
- Đội ngũ chuyên gia FLY UP
- Địa chỉ: TT5.2A-34, KĐT mới Đại Kim, Phường Đại Kim, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội.
- Hotline: 039 887 6116
- Email: info@fly-up.vn
- Website:fly-up.vn