FLY-UP
Trang chủ / DỊCH VỤ / TƯ VẤN KIỂM TOÁN / Kiểm toán Báo cáo tài chính

Kiểm toán Báo cáo tài chính

Dịch vụ Kiểm toán Báo cáo tài chính

Kiểm toán báo cáo tài chính đóng vai trò quan trọng trong hoạt động và phát triển của các doanh nghiệp. Vậy thực chất kiểm toán báo cáo tài chính là gì? Quy trình thực hiện kiểm tra báo cáo tài chính như thế nào?

 

I. Tìm hiểu chung về Kiểm toán BCTC

1. Kiểm toán báo cáo tài chính là gì?

Kiểm toán báo cáo tài chính là việc kiểm toán để kiểm tra và xác nhận tính trung thực và hợp lý của BCTC cũng như việc BCTC có được trình bày phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán được thừa nhận hay không. Thước đo để đánh giá kiểm toán BCTC là hệ thống chuẩn mực kế toán và kiểm toán.

Thông thường, công việc kiểm toán báo cáo tài chính sẽ do các doanh nghiệp kiểm toán đảm nhận, phục vụ cho nhà quản lý, chính phủ, ngân hàng, nhà đầu tư…
Cụ thể:

  • Đối với nhà quản lý: Cho họ thấy những tồn tại, sai sót đang gặp phải nhằm khắc phục, nâng cao chất lượng thông tin tài chính của đơn vị.
  • Đối với ngân hàng, hoặc các nhà đầu tư: Công việc này sẽ giúp nhà đầu tư xem xét lại việc cho vay vốn của mình dựa trên tình hình hoạt động thực tế của doanh nghiệp.

2. Đối tượng:

Đối tượng kiểm toán BCTC là các BCTC (bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Bản thuyết minh BCTC) và các bảng khai thác theo luật định.

3. Mục tiêu của kiểm toán báo cáo tài chính

  • Mục tiêu tổng quát: được hiểu là tìm kiếm bằng chứng kiểm toán để đưa ra ý kiến về tính trung thực, hợp lý của thông tin trình bày trên Bảng khai tài chính.
  • Mục đích chung của kiểm toán: là việc xem xét đánh giá tổng thể số tiền ghi trên các chu trình, trên cơ sở các cam kết chung về trách nhiệm của nhà quản lý về những thông tin thu được qua khảo sát thực tế ở đơn vị được kiểm toán. Đồng thời xem xét cả tới các mục tiêu chung khác bao gồm: mục tiêu có thực, đầy đủ trọn vẹn, mục tiêu về tính chính xác cơ học, mục tiêu về định giá hay phân loại trình bày, mục tiêu về quyền và nghĩa vụ.

4. Nguyên tắc cơ bản của kiểm toán BCTC:

  • Tuân thủ pháp luật;
  • Tuân thủ nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp: Độc lập, chính trực, khách quan, năng lực chuyên môn và tính thận trọng, tính bảo mật, tư cách nghề nghiệp;
  • Tuân thủ chuẩn mực chuyên môn;
  • Kiểm toán viên phải có thái độ hoài nghi mang tính nghề nghiệp.

II. Quy trình Kiểm toán BCTC

Để thu thập được đầy đủ thông tin làm căn cứ kết luận về tính trung thực của báo cáo tài chính, thì kiểm toán viên cần xây dựng được quy trình kiểm toán cụ thể. Thông thường, quy trình này bao gồm 3 bước như sau:

  • Lập kế hoạch
  • Thực hiện kiểm toán.
  • Tổng hợp, kết luận và hình thành ý kiến kiểm toán.

1. Lập kế hoạch kiểm toán, đánh giá rủi ro và các biện pháp xử lý rủi ro đã đánh giá

Các kiểm toán viên và công ty kiểm toán cần lập kế hoạch kiểm toán, mô tả rõ ràng phạm vi dự kiến và cách thức tiến hành kiểm toán. Ngoài ra, bản kế hoạch cần đầy đủ, rõ ràng để làm cơ sở cho chương trình kiểm toán.
Bắt đầu từ thư mời kiểm toán, kiểm toán viên sẽ tìm hiểu khách hàng, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ. Tiếp đó, khi lập kế hoạch, công ty kiểm toán cũng cần có sự chuẩn bị về phương tiện và nhân viên triển khai chương trình.

Ngoài ra, công ty kiểm toán và kiểm toán viên cần phải xác định, đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn ở cấp độ BCTC và cấp độ cơ sở dẫn liệu. Từ đó, đề xuất thực hiện các biện pháp xử lý rủi ro đã được đánh giá đó.

2. Thực hiện kiểm toán

Kiểm toán viên thực hiện theo phương pháp kỹ thuật thích ứng với từng đối tượng cụ thể để thu thập số liệu chính xác. Quá trình này thực chất là việc triển khai một cách có chủ động và tích cực kế hoạch, chương trình kiểm toán, để đưa ra ý kiến về tính xác thực, hợp lý trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
Đây là giai đoạn kiểm toán viên thực hiện thủ tục kiểm soát, phân tích, kiểm tra chi tiết dựa trên kết quả đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng.

3. Tổng hợp và hình thành ý kiến kiểm toán

Sau khi phân tích, đánh giá, kiểm toán viên sẽ đưa ra kết luận ghi trong báo cáo hoặc biên bản kiểm toán. Các công việc cụ thể cần thực hiện trước khi đánh giá bao gồm:

  • Xem xét các khoản nợ ngoài dự kiến
  • Xem xét sự việc xảy ra sau ngày kết thúc niên độ
  • Xem xét tính hoạt động liên tục của đơn vị
  • Thu thập thư giải trình của Ban giám đốc (nếu có)

Sau đó, kiểm toán viên tổng hợp kết quả, lập Báo cáo kiểm toán và giải quyết các sự kiện phát sinh sau khi lập (nếu có). Kết quả có thể là: Chấp nhận toàn phần, ngoại trừ,…

III. Phương pháp thực hiện kiểm toán

Kiểm toán tài chính là hoạt động đặc trưng của hoạt động kiểm toán nói chung. Do đó để thực hiện chức năng xác minh và bày tỏ ý kiến, kiểm toán tài chính cũng sử dụng các phương pháp:

  • Kiểm toán chứng từ. Kiểm toán các quan hệ cân đối, đối chiếu trực tiếp, đối chiếu logic.
  • Kiểm toán ngoài chứng từ (Kiểm kê, thực nghiệm, điều tra).

Do mỗi loại kiểm toán có chức năng cụ thể khác nhau, đối tượng kiểm toán khác nhau và quan hệ chủ thể, khách thể kiểm toán khác nhau. Nên cách thức kết hợp các phương pháp kiểm toán cơ bản trên cũng khác nhau. Trong kiểm toán tài chính, các phương pháp kiểm toán cơ bản được triển khai theo hướng kết hợp lại hoặc chi tiết hơn tuỳ tình huống cụ thể trong quá trình kiểm toán.

Trong quá trình thực hiện kiểm toán, người ta chia các phương pháp kiểm toán thành hai loại:

1. Thử nghiệm cơ bản: Là thủ tục kiểm toán được thiết kế nhằm phát hiện các sai sót trọng yếu ở cấp độ cơ sở dẫn liệu. Các thử nghiệm cơ bản bao gồm:

  • Kiểm tra chi tiết (các nhóm giao dịch, số dư tài khoản và thông tin thuyết minh);
  • Thủ tục phân tích cơ bản.

2. Thử nghiệm kiểm soát: Là thủ tục kiểm toán được thiết kế nhằm đánh giá tính hữu hiệu của hoạt động kiểm soát trong việc ngăn ngừa, hoặc phát hiện và sửa chữa các sai sót trọng yếu ở cấp độ cơ sở dẫn liệu.

IV. Thời hạn nộp báo cáo tài chính đã kiểm toán của các doanh nghiệp

Đơn vị kế toán là doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh phải nộp BCTC năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm; đối với các đơn vị kế toán khác, thời hạn nộp BCTC năm chậm nhất là 90 ngày;

Đơn vị kế toán trực thuộc nộp BCTC năm cho đơn vị kế toán cấp trên theo thời hạn do đơn vị kế toán cấp trên quy định và tại nơi nhận BCTC của doanh nghiệp

Nơi nhận báo cáo
CÁC LOẠI DOANH NGHIỆP Kỳ lập báo cáo Cơ quan tài chính Cơ quan Thuế Cơ quan Thống kê DN cấp trên Cơ quan đăng ký kinh doanh
1. Doanh nghiệp Nhà nước Quý, Năm x x x x x
2. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Năm x x x x x
3. Các loại doanh nghiệp khác Năm x x x x

V. Những đối tượng bắt buộc phải kiểm toán báo cáo tài chính theo luật định

  • Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
  • Tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng, bao gồm cả chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.
  • Tổ chức tài chính, Ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô, quỹ tín dụng nhân dân…
  • Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài.
  • Doanh nghiệp, tổ chức mà các tập đoàn, tổng công ty nhà nước nắm giữ từ 20% quyền biểu quyết.
  • Công ty đại chúng, tổ chức phát hành và tổ chức kinh doanh chứng khoán.
  • Doanh nghiệp niêm yết, tổ chức phát hành chứng khoán nắm giữ 20% quyền biểu quyết trở lên.
  • Doanh nghiệp nhà nước, trừ doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực thuộc bí mật nhà nước theo quy định.

VI. Tại sao chọn chúng tôi là đơn vị cung cấp dịch vụ Kiểm toán BCTC?

Dịch vụ kiểm toán Báo cáo tài chính của FLY-UP luôn hướng tới chất lượng dịch vụ, uy tín với khách hàng nhằm xây dựng các mối quan hệ lâu dài. Chúng tôi tự hào khẳng định các dịch vụ kiểm toán luôn được cung cấp bởi đội ngũ Kiểm toán viên dày dặn kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn sâu và sự cam kết trách nhiệm, dành thời gian cần thiết để tìm hiểu tình hình kinh doanh của khách hàng và đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của khách hàng.

FLY-UP không chỉ đơn thuần tập trung cung cấp dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính mà còn tập trung đặc biệt tới các dịch vụ hỗ trợ và tư vấn cho khách hàng. Cụ thể giá trị FLY-UP  mang lại cho khách hàng như:

  • Được cung cấp dịch vụ kiểm toán BCTC chuyên nghiệp, chất lượng cao với chi phí hợp lý;
  • Các dịch vụ tư vấn hỗ trợ khác trong quá trình thực hiện hợp đồng;
  • Soát xét hệ thống kiểm soát nội bộ và đưa ra các gợi ý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ;
  • Tư vấn thuế và các yêu cầu về việc chấp hành pháp luật về thuế, xem xét thuế như là một phần quan trọng của quá trình kiểm toán theo luật định;
  • Tư vấn chính sách nhân sự, lao động tiền lương của doanh nghiệp.

Liên hệ báo giá dịch vụ FLY-UP

  • Đội ngũ chuyên gia FLY UP
  • Địa chỉ: TT5.2A-34, KĐT mới Đại Kim, Phường Đại Kim, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội.
  • Hotline: 039 887 6116
  • Email: info@fly-up.vn
  • Website:fly-up.vn

ĐĂNG KÝ EMAIL ĐỂ NHẬN TÀI LIỆU HỮU ÍCH